Kỹ năng bán hàng là gì? Một số kỹ năng bán hàng cơ bản

kỹ năng bán hàng

Với xã hội ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng cao, bạn cần phải có một số kỹ năng mềm để giúp bạn có công việc ổn định, và có thể thăng tiến trong công việc. Đối với một nhân viên bán hàng thì bạn nên trang bị cho mình những kỹ năng bán hàng. Nó sẽ giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn.

Kỹ năng bán hàng là gì ?

Kỹ năng bán hàng

Kỹ năng bán hàng

Kỹ năng bán hàng là việc, bạn dùng những kiến thức bạn có được trong lĩnh vực nghề nghiệp của ban. Ví dụ như dùng lời nói, hành động để thuyết phục khách hàng lựa chọn sản phẩm hay dịch vụ của bạn, thay vì dùng của người khác.

Đối với nhân viên sales  kỹ năng bán hàng là điều vô cùng quan trọng. Nó giúp bạn tồn tại ở ngành sales.

Vậy thì, hôm nay bạn hãy cùng WorkMatch  networking khám phá những kỹ năng bán hàng cơ bản nào, mà nhân viên sales cần biết nhé.

Một số kỹ năng bán hàng cơ bản cho nhân viên sales

1. Kỹ năng giao tiếp 

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là điều không thể thiếu trong cuộc sống của chúng ta. Đối với nhân viên sales kỹ năng giao tiếp là điều càng quan trọng hơn. Nó là cầu nối giúp bạn dễ dàng kết nối, thuyết phục khách hàng lựa chọn tin tưởng, và sử dụng sản phẩm hay dịch vụ bên công ty bạn.

Hiện nay có nhiều hình thức giao tiếp với nhau.Ví dụ như gửi email, gọi điện thoại hay tương tác qua mạng xã hội. Không nhất thiết là giao tiếp trực tiếp với nhau.

 Khi bạn đầu tư nhiều thời gian ra để giao tiếp, kết nối với khách hàng một cách hiệu quả,  khách hàng sẽ có thiện cảm với bạn và sản phẩm của doanh nghiệp bạn.

2.Kỹ năng lắng nghe

Ngoài việc bạn nói với khách hàng, thì bạn cũng phải lắng nghe lại những gì khách hàng nói.

 Việc bạn chỉ nói thôi, mà không quan tâm đến khách hàng đang có muốn nghe, hay đang có thời gian rảnh để nghe không, sẽ làm khách hàng cảm thấy khó chịu và đôi khi họ sẽ ghét luôn cả những sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp bạn.

Vì vậy bạn cũng nên trau dồi thêm kỹ năng lắng nghe để giúp bạn dễ dàng kết nối với khách hàng hơn.

3. Kỹ năng đặt câu hỏi 

kỹ năng đặt câu hỏi

kỹ năng đặt câu hỏi

Khách hàng đôi lúc sẽ không biết rõ nhu cầu, mong muốn của bản thân là gì. Chính vì vậy bạn nên đưa ra những câu hỏi khéo léo, để khách hàng dễ dàng biết được nhu cầu, mong muốn của mình là gì và chốt đơn.

Về câu hỏi thì có 2 dạng, câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Tùy vào từng tình huống bạn hãy đưa ra dạng câu hỏi phù hợp. Đối với câu hỏi đóng, là câu hỏi có sẵn đáp án. Bạn dùng câu hỏi này để nắm rõ các thông tin cần thiết, bạn sẽ dễ dàng biết được rõ mong muốn của khách hàng. Đối với câu hỏi mở, là câu hỏi giúp khách hàng chia sẻ những mong muốn mà họ muốn đối với sản phẩm và dịch vụ. Qua đây giúp bạn thu thập thêm được nhiều thông tin của khách hàng. Bạn sẽ đưa ra được những tư vấn phù hợp với họ.

4. Kỹ năng giải quyết vấn đề 

Đối với nhân viên bán hàng, các vấn đề bất ngờ xảy đến là điều không thể tránh khỏi. Vì vậy bạn cần chuẩn sẵn sàng tâm lý để giải quyết các vấn đề đó. Kỹ năng này giúp bạn dễ dàng đạt được mục tiêu, và giải quyết được vấn đề của khách hàng. Cho khách hàng trải nghiệm tốt nhất khi tin tưởng sử dụng sản phẩm, dịch vụ bên doanh nghiệp của bạn.

5. Kỹ năng chốt sale

Sao khoảng thời gian tư vấn cho khách hàng, thì đây là phần quan trọng nhất. Bạn phải xử lý một cách khôn khéo, để khách hàng cảm thấy thoải mái vui vẻ khi chốt đơn, chứ không phải cảm thấy sự ép buộc.

Rèn luyện kỹ năng bán hàng chuyên nghiệp

1. Luôn trau dồi thêm kiến thức

Để nâng cao trình độ bán hàng, bạn hãy luôn nghiên cứu, học hỏi, cập nhật thêm nhiều kiến thức về các sản phẩm, dịch vụ của bạn đang làm.

Việc này giúp bạn, luôn có chuẩn bị sẵn những kiến thức, xu hướng mới của thị trường. Khi tư vấn sẽ biết cách tư vấn phù hợp với khách hàng.

2. Đặc ra mục tiêu ngắn hạn

đặt ra mục tiêu

đặt ra mục tiêu

Việc đặt ra các mục tiêu, giúp bạn định hướng rõ ràng hơn về các việc bạn sẽ đạt được trong tương lai. Khi có mục tiêu rõ ràng bạn sẽ có sự phấn đấu hơn trong công việc. Mỗi bước đi điều rõ ràng, không lang man, giúp bạn nhận ra được những điểm mạnh, yếu của bản thân.

3. Thực hành và đúc kết 

Để biết rõ khả năng của bản thân tới đâu, thì bạn không chỉ học trên lý thuyết thôi mà phải thực hành. Qua đó mới đúc kết được những điểm mạnh, điểm yếu điều nào cần cải thiện và điều nào cần phát huy để thành công hơn.

Qua mỗi lượt khách hàng bạn hãy tự xem xét lại bản thân đã làm tốt chưa. Có điều gì tốt hãy cố gắng phát huy nó ra. Điều gì còn chưa ổn hãy sửa lại để nó tốt hơn.

4. Đánh giá hiệu suất công việc

đánh giá hiệu suất làm việc

đánh giá hiệu suất làm việc

Để xem xét lại hiệu suất làm việc của bản thân đã tốt chưa, bạn nên lập một cái bảng đánh giá hiệu suất. Qua đó nhìn xem lại hiệu suất công việc đã phù hợp với mục tiêu đưa ra chưa. Và cần cải thiện điều gì để giúp hiệu suất làm việc tăng lên hơn không.

Kết luận

Để có thế tồn tại trong ngành sale, bạn phải chuẩn bị cho mình một tâm lý vững trãi, bởi bạn sẽ gặp rất nhiều khách hàng, họ có những tích cách khác nhau và không phải ai cũng dễ tính. Và mực cạnh tranh của ngành này cũng vô cùng khốc liệt. Qua các kỹ năng trên chúc bạn sẽ thành công trên con đường của bạn.

 

Leave your thoughts

Hành trình của bạn bắt đầu từ đây – nơi những cơ hội và đam mê giao thoa. Tìm kiếm công việc mơ ước và phát triển sự nghiệp vững chắc cùng chúng tôi

LIÊN HỆ CHÚNG TÔI

Hotline: 0961850809
106A Đại lộ 3, Phường Phước Bình, Tp. Thủ Đức, TP.HCM.
Email: contact@workmatch.com
Website: http://workmatch.com

KHU VỰC CỦA CỘNG TÁC VIÊN