![Kỹ năng đàm phán trong kinh doanh](https://dongochan.id.vn/wp-content/uploads/2024/09/Thiet-ke-chua-co-ten-65.png)
Đàm phán là điều không thể thiếu trong kinh doanh. Khi bạn có được kỹ năng đàm phán tốt nó sẽ giúp bạn đạt được những thỏa thuận mà bạn mong muốn. Hôm nay Work Match sẽ chia sẻ những kỹ năng giúp bạn có thể đàm phán trong kinh doanh nhé.
Kỹ năng đàm phán là gì?
![Kỹ năng đàm phán là gì ?](https://dongochan.id.vn/wp-content/uploads/2024/09/Thiet-ke-chua-co-ten-62.png)
Kỹ năng đàm phán là gì ?
Kỹ năng đàm phán là việc bạn sử dụng các kỹ năng mềm như giao tiếp, thỏa thuận , thương lượng… nhằm mục đích đạt được các kết quả thỏa mãn mong muốn mà hai bên đưa ra.
Trong kinh doanh việc bạn đàm phán với khách hàng là điều không thể tránh khỏi. Mắc dù việc này đôi khi sẽ làm bạn và đối tác những tranh cãi. Nhưng bắt buộc bạn không thể hiện sự yếu thế hơn với đối tác. Vì nó sẽ làm công ty bạn bị thiệt thòi hơn.
Tầm quan trọng của đàm phán
Kỹ năng đàm phán hiệu quả được các nhà lãnh đạo mong muốn và học hỏi từng ngày để trở nên xuất sắc, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh, họ cố gắng mang lại nhiều lợi ích cho công ty nhất.
Các nhà lãnh đạo cũng mong muốn nhân viên của mình có được những kỹ năng này. Dưới đây cho thấy tầm quan trọng của đàm phán trong kinh doanh.
Những nguyên tắc trong đàm phán
![Tầm quan trọng của đàm phán](https://dongochan.id.vn/wp-content/uploads/2024/09/Thiet-ke-chua-co-ten-63.png)
Tầm quan trọng của đàm phán
1. Hãy thương lượng
Không phải cuộc đàm phán nào cũng sẽ đưa đến kết quả như mong muốn. Vì vậy trong trường hợp hai bên không thống nhất được hãy ngồi lại thương lượng với nhau.
Bạn có thể đưa ra những đề xuất, mong muốn, lập trường của mình và đối tác cũng vậy. Hai bên có thể lắng nghe đối phương, và mỗi bên chịu nhường xuống một xíu để có thể có được một cái kết quả tốt nhất.
Điều này giúp hai bên có thế xây dựng mối quan hệ tốt đẹp và có thể hợp tác lâu dài hơn.
2. Thu thập thông tin đối tác
Để buổi đàm phán có thể đạt được kết quả tốt nhất cho mình, thì bạn nên thu thập đầy đủ các thông tin của đối tác.
Việc bạn thu thập các thông tin của đối tác cho thấy bạn có thiện chí muốn hợp, bạn có sự hiểu biết về đối tác. Điều này cũng giúp bạn rõ những cái mục tiêu, dự định, mong muốn của đối tác.
Qua đây bạn sẽ đưa ra những yêu cầu trong cuộc đàm phán thích hợp. Đối tác sẽ dễ dàng gật đầu về yêu cầu bên bạn đưa ra.
3. Hướng đến kết quả Win-Win
Bạn cũng đừng lo nghĩ đến lợi ích của công ty bạn, mà quên đi lợi ích của đối tác. Điều này là không nên , nó sẽ làm cuộc đàm phán khó đi đến hồi kết.
Hãy đưa ra cách đàm phán để hai bên đều là người thắng. Việc này sẽ giúp bạn xây dựng mối quan hệ lâu dài với đối tác.
4. Đưa ra lựa chọn có lợi cho hai bên
Để giữ được hợp tác lâu dài với đối tác,bạn nên đưa ra những lựa chọn mà cả đôi bên đều có lợi. Điều này thể hiện thiện chí muốn hợp tác lâu dài với họ , và buổi đàm phán dễ dàng đi đến sự kết thúc tốt đẹp.
Để có một buổi đàm phán thành công bạn nên lưu ý những điều này:
- Không nên đưa ra lời đề nghị trước: Để thể hiện sự thiện chí, hãy để đối tác là người đưa ra lời đề nghị trước . Điều này sẽ giúp bạn những mong muốn của khách hàng, để dễ dàng thảo luận.
- Đừng vội chấp nhận lời đề nghị ban đầu: Đề nghị ban đầu thường là có lợi nhất cho họ. Nhưng vẫn có thể thỏa thuận lại, để mang lợi nhuận cho công ty mình nhiều hơn.
- Không thương lượng quá nhiều: Việc thương lương quá nhiều thường sẽ gây đến việc quyết định cuối cùng. Nhưng kết quả cũng không được mong muốn. Vì vậy khi thấy đàm phán đã có thể chấp nhận được rồi thì hãy chốt ngay.
5. Tạo ấn tượng tốt
Hãy cho đối tác cảm thấy ấn tượng tốt với bạn. Đối tác cảm thấy ấn tượng với bạn họ sẽ mong muốn hợp tác với bạn hơn. Họ sẽ dễ dàng chấp nhận những đề xuất yêu cầu của bạn hơn.
Trước khi đàm phán cần chuẩn bị gì?
![Tầm quan trọng của đàm phán](https://dongochan.id.vn/wp-content/uploads/2024/09/Thiet-ke-chua-co-ten-64.png)
Tầm quan trọng của đàm phán
1. Tìm hiểu đối tác
Trước buổi đàm phán bạn nên tìm hiểu kỹ đối tác của mình. Để buổi đàm phán diễn ra cách thuận lợi nhất, dễ đạt được kết quả tốt nhất.
2. Xác định vấn đề
Trước khi đàm phán cần xác định rõ các vấn đề còn chưa rõ, hay các vấn đề còn thiếu sót. Để đến buổi đàm phán bạn sẽ chỉ ra những điểm đó, qua đó đưa ra các phương án giải quyết thay thế tốt hơn.
3. Xác định mục tiêu đàm phán
Để đến với buổi đàm phán này trước tiên bạn phải đặt ra các mục tiêu cho buổi đàm phán này. Mục tiêu này phải hợp lí, có khả năng đạt được kết quả. Mục tiêu này là điều cả hai bên hướng đến, đây sẽ là định hướng đi cho việc hợp tác lần này.
4. Đưa ra phương án thay thế
Không phải yêu cầu mình đưa ra cũng sẽ đạt được. Vậy nên bạn phải chuẩn bị sẵn các phương án thay thế. Nếu điều này không được thì sẽ thay băng điều khác. Để quá trình đàm phán diễn ra liên tục đến khi đạt được kết quả cuối cùng.
Kết luận
Kỹ năng đàm phán là điều không thể thiếu trong kinh doanh. Việc có kỹ năng đàm phán, sẽ làm cho bạn giúp doanh nghiệp mang lại lợi nhuận nhiều nhất cho công ty.